Cá trắm cỏ là loại cá không chỉ có thịt thơm ngon, giá bán cao mà còn rất dễ nuôi. Chính vì vậy mà trong những năm đổ lại đây loại cá này được đông đảo các hộ gia đình và cơ sở kinh doanh chọn để nuôi. Trong bài viết sau, chúng tôi xin chia sẻ về kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ chuẩn nhất, qua đó giúp cho việc nuôi cá hiệu quả và năng suất cao.
Trước khi bắt tay vào việc nuôi cá trắm cỏ thì bạn cần phải hiểu rõ về đặc điểm của loại cá này, qua đó mới có thể nuôi hiệu quả. Trắm cỏ hay còn được gọi là cá trắm trắng, có thân hình trụ dài, bụng cá tròn và nhỏ dần về phía đuôi, thân dài gấp đôi chiều rộng, miệng cá tròn, không râu, hàm trên rộng tạo với hàm dưới thành hình vòng cung.
Cá trắm cỏ thường sống ở các vùng nước ngọt, ưa môi trường nước sạch. Thịt cá rất chắc, thơm ngon, lại ít xương dăm. Trọng lượng của cá trắm cỏ rất lớn, cá thương phẩm có thể dao động 4-10kg/con, thậm chí có những con cá trắm cỏ nuôi lâu năm còn nặng gần 40kg và dài gần 2 mét. Đặc biệt giá bán loại cá này tương đối cao, dao động 60-80 nghìn/kg. Chính vì giá trị cao nên cá trắm trắng ngày càng được nuôi rộng rãi hơn.
Thêm vào đó cá trắm cỏ cũng rất dễ nuôi, cá lớn nhanh, thức ăn chính của nó trong tự nhiên là các loại rong rêu, cỏ, tảo, các động vật phù du có trong nước như cá vụn hoặc tép… Tuy nhiên đa phần hiện nay người ta thường sử dụng thức ăn nhân tạo như dạng thức ăn viên để giúp cá nhanh lớn, nhanh thu hoạch.
Mặc dù cá trắm cỏ tương đối dễ nuôi nhưng nếu không biết cách sex làm ảnh hưởng đến môi trường sống, tăng nguy cơ dịch bệnh, cá chậm lớn. Vì vậy cần chủ động nắm rõ kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ để chủ động nuôi tốt hơn.
Kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ năng suất cao
Để giúp cho quá trình nuôi cá trắm cỏ đạt kết quả tốt và lớn nhanh thì cần đảm bảo được những điều kiện cơ bản như sau:
Chuẩn bị ao nuôi cá trắm cỏ
Cần đảm bảo diện tích của ao nuôi cá đạt ít nhất 400 – 1000 m2, ao sạch sẽ, quang đãng, bờ ao chắc chắn, ao không rò rỉ, đáy ao phải bằng phẳng, mức nước trong ao tầm 1 – 1,2m, không được quá nông hoặc quá sâu, nươc ao sạch, độ pH nước đạt 6,5 – 7,5 hàm lượng ô-xi hòa tan để giúp cá phát triển tốt nhất. Nên sử dụng bạt lót hồ ao để tạo hiệu quả cho mặt nước giữ ổn định không bị thay đổi
Sau khi thu hoạch cá trắm cỏ thì cần sửa lại ao nuôi bằng cách tát cạn hết nước cũ, nhổ hết cỏ dại, làm sạch bùn đọng. Đồng thời cần rắc vôi bột xung quanh đáy ao giúp diệt sạch mầm sâu bệnh, đảm bảo cho đợt thả cá tiếp theo.
Xem thêm : Màng chống thấm hdpe giá rẻ
Lựa chọn cá giống để thả vào ao
Điều quan trọng trong kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ đó là chọn giống. Phải lựa chọn những con cá giống kích thước đồng đều, đảm bảo khỏe mạnh, không còi có và không trầy xước, còn nguyên nhớt trên thân cá, cá bị dị tật và cá bơi nhanh. Theo kinh nghiệm của những người nuôi cá trắm cỏ lâu năm thì nên chọn cá giống có kích thước từ 20cm trở lên, nếu thân cá có đốm đỏ và trắng, vây trầy xước thì tức là cá bị nhiễm bệnh.
Tiến hành thả cá trắm cỏ giống vào trong ao
+ Thời điểm thả cá trắm giống thích hợp nhất là vào vụ xuân (tháng 2 – 3) và vụ thu (tháng 8 – 9). Không nên thả cá vào lúc thời tiết trở lạnh hay gió mùa.
+ Trước khi thả xuống ao cần ngâm bao chứa cá vào trong thùng có chứa nước sạch pha với muối ăn với nồng độ 2 – 3%, ngâm tầm 5 -10 phút cho cá quen với nước rồi thả ra.
+ Thả cá vào thời điểm lúc sáng sớm hoặc vào chiều tối, không được thả lúc nắng to hoặc khi đang mưa.
+ Mật độ thả cá trắm cỏ dao động 2 – 3 con/m2 nếu nuôi trong ao và 30 – 35 con/ m3 nếu nuôi trong lồng.
Chăm sóc, cho cá trắm cỏ ăn thức ăn
Thức ăn chủ yếu của cá trắm cỏ bao gồm như rong, rêu, bèo tấm, các loại cỏ, chuối, lá sắn. Ở giai đoạn đầu khi cá còn nhỏ thì nên băm nhỏ thức ăn, đảm bảo cho cá ăn đủ hàng ngày giúp chúng phát triển tốt. Khi cá đạt 0,8kg/con trở lên thì có thể cho cá trắm cỏ ăn trực tiếp lá sắn, cỏ…Sau mỗi lần ăn phải kiểm tra và hớt bỏ hết cọng cỏ thừa ra khỏi ao.
Bên cạnh đó còn cho ăn thêm cả thức ăn tinh và thức ăn tự chế biến như cám gạo, cám ngô, thức ăn công nghiệp dạng viên chuyên dùng cho chăn nuôi cá.
Quản lý tốt môi trường nuôi cá trắm cỏ
Quan sát thường xuyên môi trường nước, nhất là vào buổi sáng sớm. Nếu như thấy cá nổi đầu kéo dài không lặn xuống thì có nghĩa là lượng oxy trong nước thấp, lúc này cần sục để làm tăng lượng oxy trong nước.
Hiện nay kỹ thuật nuôi cá trắm cỏ trong ao có lót bạt được xem là hình thức hoàn hảo nhất được các cơ sở chăn nuôi cá lựa chọn. Ao nuôi cá sử dụng bạt lót hồ cá hay bạt lót hdpe không chỉ giúp chống thấm nước, cân bằng độ pH trong nước, đảm bảo môi trường nước sạch để cá sinh trưởng mà còn hạn chế bệnh dịch, dễ thu hoạch, lợi nhuận cao.
Để được tư vấn vui lòng liên hệ hotline : 0989 999 219 (Mr Thức)
Suncogroup Địa chỉ:
Hà Nội: Số 1, ngách 765/1 Nguyễn Văn Linh, P.Sài Đồng, Quận Long Biên, Hà Nội
Chi nhánh HCM: 789 Lê Thị Riêng – phường Thới An – Quận 12 – TPHCM
Nguồn bài viết : https://suncogroupvn.com/ky-thuat-nuoi-ca-tram-co/